Nhật Bản phát hiện ca nhiễm bệnh Đậu Mùa KHỈ đầu tiên


Hôm nay, Nhật Bản đã công bố phát hiện ca nhiễm bệnh Đậu Mùa KHỈ đầu tiên và phát đi chú ý đến người dân.

Nhật Bản phát hiện ca nhiễm bệnh Đậu Mùa KHỈ đầu tiên

Theo các nguồn tin, ca bệnh trên được phát hiện trong ngày 25/7. Bệnh nhân là nam giới, khoảng 30 tuổi, sống ở thủ đô Tokyo.

Thông tin được công bố ngay sau khi chính phủ Nhật Bản trước đó cùng ngày ban bố cảnh báo cấp 1 đối với căn bệnh này.

Các quan chức chính phủ yêu cầu công dân Nhật Bản trên khắp thế giới thực hiện các biện pháp tăng cường phòng ngừa để phòng tránh lây nhiễm.

Chính quyền cũng khuyến cáo những người có kế hoạch đi du lịch nước ngoài hoặc đang ở ngoài Nhật Bản cần đặc biệt thận trọng.

Cảnh báo cấp độ 1 trong “Thông tin về nguy cơ mắc bệnh bệnh truyền nhiễm” là mức thấp nhất trong thang 4 cấp của Nhật Bản.

Bệnh đậu mùa khỉ có đặc điểm giống bệnh đầu mùa nhưng có thời gian phát bệnh và biểu hiện trên da khác.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Với covid 19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế bạn cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.

READ  Người đàn ông trước đây bị buộc tội đâm một người phụ nữ bằng vòng tay quanh cổ khi đi ngang qua

Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:

*Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
*Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
*Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.

Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Sharing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *